Skip to main content

Như các bạn đã biết, Storyboard là một công cụ cực kỳ hữu ích để có trong quá trình tiền sản xuất. Nói một cách đơn giản, Storyboard là những hình vẽ giống như truyện tranh được sử dụng để hiển thị bố cục và góc quay nhưng đối với các nhà sản xuất, các nhà làm phim, đây là một công cụ cực kỳ quan trọng, quan trọng như thế nào các bạn có thể tham khảo tại đây nhé.

Bài viết này được BT Studio sưu tầm và dịch lại từ những lời khuyên Hãng Dreamworks tạo ra để định hướng phong cách cho các nghệ sĩ kịch bản của họ. Những lời khuyên này cũng giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn khi nhìn vào góc máy, cảnh quay và bố cục trong phim.

  1. Tránh dàn phẳng trừ khi cần thiết.

Dàn phẳng là một hình ảnh không có phối cảnh 3D. Một hình ảnh phẳng thường không hấp dẫn người xem và do đó làm cho storyboard đơn điệu, nhàm chán. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có được một shot “phẳng” như của Wes Anderson God, thì việc dàn dựng bằng phẳng có thể là cách tốt nhất.

2. Sử dụng các yếu tố tạo tiền cảnh, hậu cảnh

 

 

Hãy lưu ý những yếu tố nào có thể chiếm nền trước và hậu cảnh của ảnh (tường, cây, v.v.). Để cảnh quay được dựng tốt, storyboard cần phải có các vật thể ở các khoảng cách khác nhau để tạo được chiều sâu cho khung hình.

3. Khi làm việc với nhiều nhân vật, hãy cố gắng nhóm một cách hợp lý để giúp việc cắt cảnh dễ dàng hơn.

 

 

Sẽ rất khó cho đạo diễn nếu quay nhiều hơn hai người nói chuyện với nhau cùng một lúc. Dreamworks khuyên bạn nên tập hợp mọi người để làm cho việc lựa chọn cắt giảm dễ dàng hơn.

4. Đừng cố dồn ép mọi thứ vào 1 khung hình.

 

Đây cũng là một nguyên tắc vẽ cơ bản, không gian trống cũng qua trọng như không gian đã được lắp đầy. Nếu bạn đưa quá nhiều thứ, quá nhiều nhân vật vào 1 khung hình thì người xem sẽ không biết tập trung vào đâu. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến ấn tượng của người xem về bộ phim hoặc quảng cáo

5. Nhân vật sẽ thường nhìn vào tai trái hoặc tai phải của bạn.

 

 

 

 

Nếu nhân vật đang quay của bạn không đang nói chuyện với khán giả thì đừng cho họ nhìn thẳng vào camera bạn nhé.

6. Khai thác độ cao nhân vật.

 

 

Như bất kỳ khóa học Film 101 nào cũng sẽ nói với bạn, các góc máy quay cho khán giả biết rất nhiều về cách họ phải cảm nhận về một nhân vật. Góc cao ngụ ý sự yếu đuối và sợ hãi, góc thấp ngụ ý sức mạnh và sự thống trị. Cắt theo chiều cao nhân vật khác nhau có thể nhắc nhở khán giả cách cảm nhận về một số nhân vật.

Tại BT Studio, với các họa sỹ lành nghề nhiều năm kinh nghiệm vẽ Storyboards, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho bạn 1 bản Storyboard với các góc máy sáng tạo, sinh động và “gần gũi” với người xem nhất.

Leave a Reply

©All rights reserved BTStudio