Bạn có biết Storyboard mà chúng ta dùng ngày nay có nguồn gốc từ Walt Disney Studio? Đâu đó vào những năm 1930, các họa sĩ tại đây đã tìm được cách dùng hình vẽ và các kí hiệu góc máy để mô tả các cảnh quay hiệu quả nhất. Thoát cái gần 90 năm đã trôi qua, Storyboard nay đã phát triển trở thành một phần không thể thiếu khi sản xuất video.
Ở bài viết này BT.Studio sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quan và sâu hơn về Storyboard để xem thứ này có gì lợi hại mà ai cũng cần như thế.
1. ĐẦU TIÊN, STORYBOARD LÀ GÌ?
Storyboard là kịch bản bằng hình ảnh, giúp thể hiện ý tưởng và câu chuyện rõ ràng nhất.
Các chi tiết như màu sắc, nền (background), thiết kế nhân vật, chuyển động của máy quay sẽ được tối ưu tùy vào thể loại Storyboard trong hai cái dưới đây:
2. CÁC LOẠI STORYBOARD
Tùy vào mục đích sử dụng, Storyboard được chia làm 2 loại:
- PRESENTATION BOARD
- SHOOTING BOARD
Shooting Board hay Production Board dùng để hỗ trợ đạo diễn và tổ sản xuất thực hiện các cảnh quay tại hiện trường. Vì loại này bắt buộc chi tiết, thể hiện cụ thể từng chuyển động của góc máy và nhân vật, nên đặc điểm là có rất nhiều khung hình (panel). Thường dùng cho phim điện ảnh hoặc hoạt hình.
Visualizer của Shooting Board sẽ làm việc trực tiếp với đạo diễn. Nội dung công việc là dựa trên Agency Board, yêu cầu về góc quay, chuyển cảnh của đạo diễn vẽ thành một Shooting board đủ chi tiết để mang ra hiện trường quay được. Bản Shooting Board này sẽ gần giống với bản film sau cùng nhất.
Shooting Board còn để mang đi thuyết trình một lần nữa cho Agency và Client tại buổi Pre Production Meeting (Họp tiền kỳ) để chốt tất cả mọi thứ trước khi tiến hành bước tiếp theo.
3. THẾ KHÔNG DÙNG STORYBOARD THÌ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Được chứ, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ các điều sau:
MỘT CÔNG CỤ HIỆU QUẢ ĐỂ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI CÙNG NẮM ĐỊNH HƯỚNG
1 bức hình trị giá 1000 chữ, dù câu chuyện của bạn có cảm động đến đâu, nhân vật đánh đấm xịn xò cỡ nào nếu vẫn còn nằm trong xấp kịch bản dày cộm sẽ khiến người xem… lười đọc. Storyboard sẽ giải quyết vấn đề này, tất
Thực tế thì không phải ai cũng có đủ thời gian hay kĩ năng để đọc hiểu hết một xấp kịch bản dày đầy chữ. Nhưng hình ảnh thì khác, những hình ảnh cụ thể sẽ giúp não bộ bỏ qua giai đoạn tưởng tượng và hiểu chính xác những thứ cần hiểu.
TIẾT KIỆM THỜI GIAN VÀ NGÂN SÁCH.
Storyboard tiết kiệm thời gian cho bạn, và cả những người khác. Bạn không phải kể đi kể lại câu chuyện, mọi người gồm nhiều bên khác nhau ngoài việc hiểu nhanh được đường dây câu chuyện thì cũng sẽ tiết kiệm được thời gian cãi nhau về các chi tiết sẽ xuất hiện.
Việc Storyboard cho cái nhìn tổng quan còn giúp lên ngân sách hiệu quả hơn, trang phục, bối cảnh, đạo cụ,… tất cả đã có chính xác trên Storyboard, cứ thế mà lên ngân sách, không phải mua đi mua lại.
CƠ HỘI PHÁT HIỆN SỚM VẤN ĐỀ.
Một đội ngũ sản xuất có kinh nghiệm sẽ phát hiện ngay vấn đề khi cầm Storyboard, đó có thể là sự khả thi của góc máy, chi tiết vô lý của đạo cụ, lời thoại không phù hợp,… Hãy thử tưởng tượng bao nhiêu thời gian và tiền bạc sẽ bị lãng phí khi phải sửa những vấn đề này trong giai đoạn sản xuất.
BIẾT ĐƯỢC Ý TƯỞNG CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG
Không gì tệ hơn việc thông điệp chính của video bị hiểu nhầm sang một nghĩa khác. Storyboard sẽ giúp kiểm tra độ hợp lý của từng phân cảnh để xem khi kết nối chúng với nhau có thực sự thể hiện được thông điệp như mong muốn không. Ví như thông điệp là “Chia sẻ tiếng cười” mà kết quả ai cũng cảm nhận được “Sống hết mình” thì đúng là… tiêu.
GIAI ĐOẠN HẬU KỲ HIỆU QUẢ HƠN
Bằng cách hình dung được toàn bộ câu chuyện trong đầu, các nhân viên hậu kỳ sẽ biết được chính xác mình cần làm gì trong cảnh này, dựng thế nào để chuyển mượt mà qua cảnh sau. Hậu kỳ sẽ là một mớ hỗn độn nếu các Editor không kiểm soát được mọi thứ.
Tóm lại:
Giống như bản đồ, storyboard sẽ giúp bạn hình dung tổng thể hành trình, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Nếu không muốn lạc lối trong các giai đoạn sản xuất thì storyboard là cần thiết.