Skip to main content

Dù tại thị trường Việt Nam Animation vẫn chưa có vai trò ưu tiên trong các chiến dịch quảng cáo, vì đa số người dùng vẫn quan niệm Animation hay “Hoạt hình chỉ dùng cho con nít”. Nhưng một trong những đặc thù của ngành sáng tạo đó là sự sáng tạo không ngừng lại vô cùng thích hợp với sự biến hoá của Animation.

Trong bài viết này, hãy cùng BT.Studio “ngó nghiêng” qua các thị trường khác trên thế giới xem họ đã sử dụng Animation như thế nào nhé.

 

DỄ ĐỂ NỔI BẬT

Mỗi ngày có hàng tá video marketing được tung ra, vào các dịp lễ còn nhiều hơn nữa. Thế nên việc làm cho video của mình nổi bần bật, toả sáng nhất đám đông là một mục tiêu ai cũng muốn, nhưng cũng thật khó để thực hiện.

Giáng sinh 2018 Apple đã thực hiện được điều đó bằng cách tung ra một video marketing với nội dung xoay quanh sự sẻ chia, tưởng như không có gì đặc biệt nhưng Video này đã tạo nên cơn sốt trên các nền tảng như 9gag và Reddit, nơi “tôn thờ” các nội dung tự tạo và cực khắt khe với quảng cáo.

 

Lý giải cho sự thành công này, BT.Studio cho rằng chính chất lượng 3D Animation siêu đẹp đã gây được ấn tượng đầu tiên giữa một rừng video live action. Để từ đó câu chuyện về những ước mơ giấu kín mới dần được hé lộ và chia sẻ cùng mọi người trong mùa lễ hội.

 

 

DÙNG ĐỂ PHỦ KHẮP CÁC MẶT TRẬN

Lý do Hollywood vẫn miệt mài làm phim Animation vì đó là thể loại duy nhất xem được bởi cả 4 loại đối tượng: Nam, nữ, trên 25 tuổi, dưới 25 tuổi. Thế nên không lạ gì trong chiến dịch “Dump ways to die” Agency McCann Melbourne đã lựa chọn hình thức Animation lồng ghép trong bài nhạc dễ thương để nâng cao ý thức của mọi người về an toàn thân thể.

Không dừng lại ở đó, “Dump ways to die” còn lấn sân sang các lĩnh vực như Game, đồ chơi và gấu bông. Nhờ vào concept các nhân vật vừa ngộ nghĩnh vừa “bi kịch” hết nấc mà từ nâng cao nhận thức, họ dần dần chuyển sang yêu mến “Dumb ways to die”.

PHÙ HỢP VỚI CÁC NỀN TẢNG SỐ

Vào năm 2013, chiến dịch Wonderfilled của Oreo trở nên viral trên khắp các nền tảng truyền thông. Từ các phương tiện truyền thống như TV, đến các mạng xã hội đâu đâu cũng phát đi hình ảnh của những chiếc bánh trong video này. Sở hữu 34 triệu lượt like trên facebook, 136 nghìn Twitter follower chỉ sau 3 tháng, và tổng cộng 5.3 triệu lượt xem trên youtube cho đến nay.

Kết quả: Lượng sản phẩm bán ra của Oreo tăng hơn 20% tại thời điểm đó.

Những chỉ số đạt được này quả thực là một thành công lớn, bởi mỗi nền tảng lại có những đối tượng người dùng riêng, tâm lý và sở thích khác nhau. Thế nên việc phủ được tất cả các nền tảng cùng một lúc là một điều mà Live-action không dễ để đạt được. Nắm được điều này, nên các chiến dịch sau, hãng bánh ngọt hàng đầu thế giới này tiếp tục chọn hình thức Animation để thực hiện Video Marketing

Thị trường quảng cáo Việt Nam tuy khác biệt, nhưng cũng không nằm ngoài xu hướng của thế giới, trong khi chờ xem đơn vị nào sẽ là người thành công đầu tiên đánh dấu tên tuổi bằng Animation, tại sao bạn không là người đầu tiên? Bạn nghĩ sao?

Leave a Reply

©All rights reserved BTStudio